Nổi bật

Top 5 phần mềm KPI 2022

  Phần mềm KPI (KPI Software) là phần mềm giúp  thu thập, sắp xếp, tổ chức và trực quan hóa các số liệu thực hiện của các chỉ tiêu trọng yếu...

Wednesday, 19 January 2022

Triển khai KPI cho tập đoàn lớn

KPIs – Key Performance Indicators, hay Chỉ số Hiệu quả Trọng yếu, là một hệ thống các chỉ số giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bộ phận hay cán bộ nhân viên. Đồng thời, triển khai KPI giúp doanh nghiệp cụ thể hóa chiến lược phát triển thành hệ thống các mục tiêu ở các cấp, từ đó dễ dàng theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả thực thi chiến lược. 

Việc triển khai KPI đang được rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, tập đoàn, tổng công ty quan tâm. Tuy nhiên, việc triển khai KPI như thế nào để đạt hiệu quả lại là vấn đề gây đau đầu cho ban lãnh đạo và đội ngũ quản lý, đặc biệt là những nhóm “đặc nhiệm” triển khai KPI.

Bài viết này thảo luận một số vấn đề thường thấy khi triển khai KPI ở các doanh nghiệp lớn cỡ tập đoàn hay tổng công ty và các giải pháp cho các vấn đề đó.

Nội dung [Hiện]

Báo cáo thị trường AR-VR Việt nam 2021

 Thế giới đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật cũng như các công trình nghiên cứu mà trong đó, công nghệ thực tế ảo VR đã trở một xu hướng bùng nổ mạnh mẽ. Tại Việt Nam, công nghệ này cũng đã bắt đầu được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ việc đáp ứng nhu cầu của cá nhân đến việc cung cấp giải pháp mới mẻ cho các tổ chức, doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực.

Tại các nước phát triển, AR – VR được ứng dụng trong mọi lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, kiến trúc, quân sự, giải trí, du lịch, địa ốc… và đáp ứng mọi nhu cầu: Nghiên cứu – Giáo dục – Thương mại – dịch vụ. Trái ngược với các nước đang phát triển, ngành công nghiệp thực tế ảo tại Việt Nam hiện vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, với hầu hết các bước phát triển đáng chú ý diễn ra trong vòng 3 – 4 năm trở lại đây. Công ty Tư vấn Quản lý OCD thực hiện Báo cáo Thị trường AR – VR tại Việt Nam dựa trên nhiều nguồn tư liệu đáng tin cậy. Quý độc giả có thể download Báo cáo Ngành VR-AR Việt nam 2021.

Tổng quan thị trường AR – VR Việt nam

Ngành công nghiệp thực tế ảo tại Việt Nam hiện đang ở giai đoạn sơ khai với hầu hết các bước phát triển đáng chú ý diễn ra trong vòng 3 – 4 năm trở lại đây.

  • 2013: Lần đầu tiên AR được sử dụng cho mục đích thương mại tại Việt Nam

Goldsun Focus Media, một đại lý tiếp thị địa phương, đã giới thiệu AR cho quảng cáo trên thiết bị di động thông qua ứng dụng POINT

  • 2014 – 2015: Khoảng thời gian khá trầm với ít hoạt động trong mảng AR – VR tại Việt Nam

Hầu hết ứng dụng của AR – VR tại Việt Nam ở thời điểm này vẫn chỉ nhằm phục vụ cho mục đích marketing. Các công ty vẫn khá do dự với việc đầu tư vào công nghệ thực tế ảo do thị trường và người tiêu dùng vẫn chưa có nhiều kiến thức và hiểu biết về công nghệ này.

  • 2016 – 2018: Giai đoạn bùng nổ với nhiều công ty gia nhập thị trường AR – VR tại Việt Nam

Qua thời gian, với việc công nghệ thực tế ảo được biết đến nhiều hơn và được người tiêu dùng chấp nhận hơn, các công ty bắt đầu nhận ra tiềm năng và gia nhập thị trường AR – VR.

  • 2019 -2020: Thị trường bước vào một giai đoạn phát triển mới, với các sản phẩm AR – VR đa dạng được áp dụng trên nhiều phân khúc thị trường khác nhau

2 năm trở lại đây đánh dấu một giai đoạn đột phá của thực tế ảo tại Việt Nam, với nhiều nội dung chất lượng được tích hợp trong các lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên thị trường AR – VR tại thời điểm này vẫn còn khá phân tán, không có những công ty dẫn đầu thị trường một cách rõ ràng.

Các chuyên gia dự đoán nhiều xu hướng hỗ trợ thuận lợi dự kiến sẽ thúc đẩy ngành AR – VR tại Việt Nam phát triển vượt bậc hơn nữa trong vòng 3 – 5 năm tới.
Phân đoạn thị trường AR – VR tại Việt Nam

Thị trường AR – VR tại Việt Nam được phân thành 5 nhóm riêng biệt, dựa trên những ứng dụng chính của công nghệ này:

Phát triển sản phẩm và dịch vụ: Nhằm mục đích cải thiện và tăng cường việc thiết kế và phát triển các sản phẩm hiện có. Ngoài ra công nghệ thực tế ảo cũng cho phép sử dụng các kỹ thuật hoàn toàn mới thông qua những cải tiến lớn.

Đào tạo và phát triển: Tăng cường sự tham gia học hỏi và lưu giữ kiến ​​thức, đồng thời cho phép các tổ chức thực thi các tiêu chuẩn đào tạo nhất quán, có thể đo lường trên quy mô rộng. Ngoài ra, AR – VR cũng cung cấp những giải pháp đột phá để đào tạo nhân viên ở những môi trường có thể gây nguy hiểm hoặc không thực tế trong thế giới thực.

Chăm sóc sức khỏe: AR – VR mang lại những lợi ích to lớn cho cả dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tuyến đầu và đào tạo y tế tại Việt Nam. Giá trị mà những công nghệ này mang lại cho việc phẫu thuật không chỉ là giảm chi phí mà còn cứu được tính mạng trong nhiều trường hợp phức tạp và giúp mọi người đều có thể tiếp cận được một cách dễ dàng hơn.

Cải tiến quy trình: Mở ra những cách thức mới thú vị để cải thiện hiệu quả, năng suất và độ chính xác của nhân viên và quy trình làm việc.

Mở ra những cơ hội tuyệt vời cho bán lẻ và người tiêu dùng: Cung cấp những cách mới để thu hút, giải trí và tương tác với người tiêu dùng, tạo ra những trải nghiệm mới trong lĩnh vực phim ảnh, trò chơi và bán lẻ.

Xu hướng thị trường AR – VR tại Việt Nam trong tương lai

Thị trường AR – VR Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới, tuy nhiên mỗi phân khúc thị trường sẽ có xu hướng phát triển khác nhau.

Trong 5 phân khúc, Bán lẻ và tiêu dùng được kỳ vọng sẽ dẫn đầu với tiềm năng cao nhất do cả tốc độ tăng trưởng mạnh và sức hấp dẫn của thị trường. Phân khúc về Cải tiến quy trình sẽ phát triển chậm hơn những phân khúc còn lại.

Báo cáo Hợp tác sản xuất chương trình truyền hình Việt nam - Hàn Quốc

Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình, đặc biệt là các chương trình hợp tác với Hàn Quốc. Báo cáo về việc hợp tác sản xuất truyền hình sẽ làm rõ quy trình hợp tác sản xuất chương trình truyền hình, các dự án chương trình truyền hình nổi bật và dự báo triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Tình hình hợp tác sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Việt Nam và Hàn Quốc đã hợp tác trong sản xuất chương trình truyền hình ở thể loại và nội dung. Trong đó, chương trình thực tế và trò chơi truyền hình là hai thể loại đang được khán giả Việt Nam yêu thích và có số lượng nhiều nhất. Các chương trình này có nội dung phong phú từ ca nhạc, ẩm thực, cho tới văn hóa, nội dung hài hước, v.v.

Cũng giống như hợp tác sản xuất giữa Việt Nam với các nước khác, chương trình truyền hình Việt Nam – Hàn Quốc được hợp tác sản xuất theo hai phương thức: mua bản quyền và đồng sản xuất chương trình.

a, Chương trình chỉ mua bản quyền là các chương trình mua lại bản quyền nội dung từ các chương trình của Hàn Quốc. Nhà sản xuất chương trình là nhà sản xuất của Việt Nam, phía Hàn Quốc không tham gia vào quá trình sản xuất.

Một số chương trình giải trí mua bản quyền phổ biến tại Việt Nam: King of Rap mua bản quyền từ chương trình Show me the money phát sóng trên Đài Mnet Hàn Quốc; Giọng ải giọng ai mua bản quyền từ chương trình I can see your voice phát sóng trên Đài Mnet và TVN Hàn Quốc; v.v.

Hai chương trình truyền hình mua bản quyền được yêu thích rộng rãi tại Việt Nam là Chơi là chạy (Mùa 1: Chạy đi chờ chi)Bố ơi mình đi đâu thế?

  • Chơi là chạy (Mùa 1: Chạy đi chờ chi): là phiên bản thứ 3 trên thế giới của Running man sau phiên bản gốc của Hàn Quốc và phiên bản Trung Quốc (Keep running), được phát sóng lần đầu ngày 06/04/2019. Tương tự như Running man bản gốc, Chơi là chạy cũng có những vòng thi là những trò chơi cho các thành viên và khách mời để giành chiến thắng. 
  • Bố ơi! Mình đi đâu thế?: Bố ơi! Mình đi đâu thế? là chương trình mua bản quyền từ Hàn Quốc (sau phiên bản Trung Quốc. Nội dung chương trình xoay quanh những chuyến đi trải nghiệm đến các địa danh khác nhau của các cặp bố và con mà không có sự tham gia của các bà mẹ. Những ông bố tham gia trong chương trình thường là những nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực giải trí.

b, Chương trình đồng sản xuất là các chương trình mua lại bản quyền nội dung từ các chương trình của Hàn Quốc. Trong quá trình sản xuất có sự hỗ trợ và tham gia từ phía đối tác Hàn Quốc.

Một số chương trình giải trí đồng sản xuất giữa Việt Nam và Hàn Quốc: Ăn đi rồi kể (Delicious Drama Tour) hợp tác giữa Lê Đào Media (Việt Nam) và công ty Furmo DT (Hàn Quốc); các chương trình giáo dục trên kênh VTV7 hợp tác giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài EBS Hàn Quốc; v.v.

  • Ăn đi rồi kể: (tên tiếng Anh: Delicious Drama tour) là chương trình giải trí đầu tiên có sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam – Hàn Quốc và được phát sóng đồng thời trên sóng truyền hình quốc gia ở Hàn Quốc và Việt Nam.

Nội dung chương trình là sự kết hợp giữa ẩm thực, cộng hưởng những nét tinh hoa trong văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc với những bối cảnh nổi tiếng trong loạt TV-Drama thông qua concept “Phim ăn gì – Mình ăn đó”.

  • Gameshow Vô lăng tình yêu: Vô lăng tình yêu là chương trình gameshow hợp tác giữa Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cùng Madison Media Group (Việt Nam) và KOBB Group (Hàn Quốc).

Nội dung chương trình xoay quanh chuyến hành trình khắp Việt Nam của những người độc thân để tìm kiếm một nửa của mình. Mỗi chuyến đi kéo dài ba ngày hai đêm, tập hợp ba người chơi nam và ba người chơi nữ. Họ bắt cặp và tìm hiểu nhau thông qua các trò chơi vận động và các cuộc trò chuyện trong suốt chuyến hành trình.

Quy trình hợp tác sản xuất chương trình truyền hình Việt – Hàn

Theo Hiệp định hợp tác đồng sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc, quá trình hợp tác sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc liên quan tới các nội dung:

  • Thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam

Việt Nam đã ký chương trình miễn thị thực với công dân Hàn Quốc. Theo đó, chủ sở hữu hộ chiếu Hàn Quốc có thể nhập cảnh vào Việt Nam tối đa 15 ngày mà không cần xin visa, trừ khi đến Việt Nam với mục đích kinh doanh (chẳng hạn như sản xuất chương trình truyền hình). Vì vậy, đội ngũ sản xuất chương trình truyền hình Hàn Quốc cần phải xin visa để nhập cảnh vào Việt Nam.

Nếu chương trình truyền hình đồng sản xuất được phê duyệt trên cơ sở Hiệp định về hợp tác đồng sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đội ngũ nhân sự tham gia sản xuất chương trình sẽ được cấp phép nhập cảnh và ở lại Việt Nam trong quá trình thực hiện chương trình. 

  • Nộp đơn phê duyệt đồng sản xuất

Chương trình truyền hình đồng sản xuất dựa trên cơ sở Hiệp định về hợp tác đồng sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc cần phải thực hiện các thủ tục để được phê duyệt trước (prior approval) khi bắt đầu sản xuất và phê duyệt cuối cùng (final approval) sau khi hoàn thành sản xuất.

Các cơ quan có thẩm quyền của mỗi bên sẽ ra quyết định về việc duyệt hồ sơ trong vòng 50 ngày và có văn bản nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối. Các nhà sản xuất sẽ nộp đơn yêu cầu phê duyệt tới cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tương ứng.

  • Chính sách hỗ trợ về tài chính

Trong trường hợp chương trình được phê duyệt theo Hiệp định về hợp tác đồng sản xuất chương trình truyền hình với Việt Nam và Hàn Quốc, nhà sản xuất Hàn Quốc có đủ điều kiện để xin cấp vốn cho chương trình, dựa trên “Thỏa thuận Thực hiện Hợp tác Truyền thông Phát thanh Thỏa thuận”, hạng mục “Hỗ trợ sản xuất để phát sóng các chương trình truyền hình”do Cơ quan Truyền thông Hàn Quốc (KCA – Korea Communication Agency) quản lý.

  • Tham vấn cấp Chính phủ trong trường hợp có tranh chấp

Các cơ quan chịu trách nhiệm của mỗi bên có quyền yêu cầu thành lập một Ủy ban chung để thảo luận về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Hiệp định. Bên còn lại cần nhanh chóng xem xét yêu cầu này. Ủy ban chung sẽ bao gồm các cán bộ có thẩm quyền từ các bộ và các cơ quan có liên quan của mỗi bên. 

Trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quá trình hợp tác, nhà sản xuất Hàn Quốc có thể gửi đơn yêu cầu tới Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc và ngược lại, nhà sản xuất Việt Nam sẽ gửi yêu cầu tới Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Việc tham vấn để giải quyết vấn đề sẽ được thực hiện ngay sau khi có yêu cầu từ một bên.

  • Các nội dung khác

Chương trình truyền hình đồng sản xuất sẽ được ghi danh là chương trình đồng sản xuất giữa Việt Nam và Hàn Quốc hoặc chương trình đồng sản xuất giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Có thể đăng ký các hạng mục giải thưởng Chương trình truyền hình đồng sản xuất tốt nhất (Best Broadcasting Co-production Program Award) tại một sự kiện do Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc tổ chức. Ví dụ: Hội nghị Hợp tác Phát thanh truyền hình quốc tế (International Broadcasting Co-production Conference)…

Triển vọng hợp tác sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Hợp tác sản xuất chương trình truyền hình đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và văn hóa cho Việt Nam và Hàn Quốc: Tạo ra sự giao lưu, quảng bá về văn hóa, đem lại lợi ích về kinh tế, tăng khả năng mở rộng thị trường của Việt Nam và Hàn Quốc, giúp nâng cao trình độ trong sản xuất chương trình truyền hình và các lợi ích khác.

Thông qua phim ảnh, âm nhạc và các chương trình truyền hình, những nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả Việt. Đây chính là cơ hội cho việc đẩy mạnh hợp tác sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Việc ký kết Hiệp định hợp tác đồng sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày 26/03/2019 mở ra một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc về lĩnh vực thông tin và truyền thông..

Bạn quan tâm đến Báo cáo về việc hợp tác sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc, vui lòng liên hệ:

Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Hotline: 0886595688

Email: ocd@ocd.vn

Wednesday, 20 October 2021

Top 8 công ty tư vấn quản lý tại Việt nam

 1. Công ty TNHH Tư Vấn PricewaterhouseCoopers (PwC Việt Nam)

PwC Việt Nam thành lập văn phòng tại Hà Nội và TP. HCM năm 1994. Bên cạnh dịch vụ chính là kiểm toán, PwC cũng mở rộng sang lĩnh vực tư vấn quản lý với nhiều dịch vụ: 

  • Thuyên chuyển nhân sự quốc tế

  • Tiền lương và phúc lợi

  • Kiểm tra tình hình quản lý nhân sự

  • Chuyển đổi chức năng quản lý nhân sự



Thông tin liên hệ:

  • Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh: Số 29, Đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

  • Điện thoại: (+84 28) 3823 0796

  • Chi nhánh tại Hà Nội: Tầng 16, Keangnam Hanoi Landmark Tower, Lô E6, Khu đô thị Cầu Giấy, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • Điện thoại: (+84 24) 3946 2246

  • Website: https://www.pwc.com/vn/vn


2. Ernst & Young

Ernst & Young là một hãng dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp đa quốc gia có trụ sở tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. EY được xếp vào nhóm Big4, một trong bốn hãng dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu lớn nhất trên thế giới. EY cung cấp dịch vụ Tư vấn phân tích đa chiều giúp doanh nghiệp:

  • Tạo ra một chức năng tài chính linh hoạt và đáp ứng nhanh

  • Quản trị rủi ro của doanh nghiệp

  • Khai thông giá trị của khách hàng của các doanh nghiệp

  • Tạo ra giá trị trong nguồn lực nhân sự

  • Tạo ra một chuỗi cung ứng linh hoạt và đáp ứng nhanh



Thông tin liên hệ:

  • Văn phòng HCM: Lầu 20, Tòa Nhà Bitexco, Số 2 Hải Triều, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh

  • Điện thoại: (028) 38245252

  • Chi nhánh Hà Nội: 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3831 5100

  • Website: https://www.ey.com/en_vn


3. Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Công ty Tư vấn Quản lý OCD thành lập năm 2003, là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao. Trong gần 20 năm qua, Công ty Tư vấn Quản lý OCD đã thực hiện thành công hàng trăm dự án tư vấn xây dựng hệ thống quản lý cho nhiều doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp tăng trưởng nóng ở Việt Nam. OCD cũng là một trong những công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu Việt nam.


Một số dịch vụ của OCD bao gồm:

  • Chiến lược Nhân sự

  • Hệ thống Chỉ số KPI

  • Khung năng lực

  • Lương 3P

  • Định biên Nhân sự

  • Tư vấn Quy trình

  • Nghiên cứu thị trường

  • Đào tạo quản lý

Công ty thành viên của OCD là Công ty Giải pháp Công nghệ OOC, cung cấp phần mềm quản lý nhân sự digiiHR, quản lý năng lực digiiCAT, quản lý đãi ngộ digiiC&B, quản lý công việc - KPI digiiTeamW... 


Một số khách hàng tiêu biểu của OCD như Vicostone, Tập đoàn Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình, Wacoal Việt nam, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFFCCo - Đạm Phú Mỹ), Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN), Tổng Công ty Điện lực Miền Nam, Tổng công ty Điện lực Hà nội, ICO Group, Hòa Bình Minh Group, Pacific Group, VITTO Group, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1), Công ty CP Kết cấu thép Đại Dũng - NSX kết cấu thép 2 SVĐ World Cup Qatar 2022, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, VTV, Trung tâm Đấu thầu mạng Quốc gia v.v.



Thông tin liên hệ: 

  • Trụ sở chính: Tầng 15, tòa nhà Viwaseen, số 48 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

  • Điện thoại: 0886 595 688

  • Văn phòng đại diện: B0609, Tòa B, The Gold View, 346 Bến Vân Đồn, Quận 4, TP. HCM.

  • Điện thoại: 0903 078 809

  • Email: ocd@ocd.vn 

  • Website: https://ocd.vn/ 


Monday, 18 October 2021

Báo cáo Tương lai của ưu tiên quản lý nguồn nhân lực - BCG


Tháng 06/2021, Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) đã hợp tác với Liên đoàn các Hiệp hội Quản trị Nhân sự Thế giới (WFPMA) thực hiện một cuộc nghiên cứu toàn diện về quản lý nguồn nhân lực. Đây là nghiên cứu mới nhất trong chuỗi các nghiên cứu Kiến tạo lợi thế nguồn nhân lực được thực hiện từ năm 2008. Báo cáo phân tích năm nay là báo cáo lớn nhất từ trước đến nay với hơn 6.600 người tham gia trên khắp 113 quốc gia. Trong số đó, có 42 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia thực hiện khảo sát trong tổng số 1057 phiếu từ 17 Hiệp hội thành viên thuộc Hiệp hội Quản trị Nguồn nhân lực Châu Á Thái Bình Dương (APFHRM).

Bài viết dưới đây trích 5 phương pháp quản trị nhân sự dành cho các nhà lãnh đạo để thích ứng với trạng thái bình thường mới và xa hơn nữa trong tương lai.

Bấm link to download báo cáo

Top 10 phần mềm tính lương được các doanh nghiệp lớn tin dùng

Phần mềm tính lương (phần mềm nhân sự tiền lương) là công cụ ngày càng được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp hiện nay. Phần mềm lương là giải pháp hữu hiệu trong quản lý nhân sự cho đến trả lương nhanh chóng, hiệu quả.

Bạn là chủ doanh nghiệp, hay giám đốc nhân sự? Bạn đang phân vân không biết lựa chọn phần mềm nào phù hợp giữa vô vàn những sự lựa chọn hiện nay? Dưới đây tổng hợp 10 phần mềm tính lương được tin dùng nhất bởi các doanh nghiệp lớn. Hãy cùng OOC khám phá nhé!

Nội dung [Hiện]

Phần mềm tính lương là gì?

Phần mềm tính lương hay phần mềm lương là công cụ hỗ trợ con người xử lý các tác nghiệp liên quan đến trả lương cho nhân viên. Đó là ghi nhận kết quả chấm công, tính lương, thưởng. Phần mềm tính lương giúp DN tự động hóa nhiều hoạt động trong khâu tính lương, thông báo thông tin về thu nhập cá nhân nhanh và chính xác.

Hiện nay, nhiều tổ chức và doanh nghiệp thường lựa chọn giải pháp thuê ngoài khi tính lương nhằm tiết kiệm nguồn nhân lực. Tuy nhiên, phần mềm tính lương sẽ là giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo tính bảo mật – đặc biệt là vấn đề liên quan tới nguồn nhân lực.

phần mềm tính lương là công cụ hỗ trợ con người xử lý các tác nghiệp liên quan đến trả lương cho nhân viên

Phần mềm tính lương là công cụ hỗ trợ con người xử lý các tác nghiệp liên quan đến trả lương cho nhân viên

Phần mềm tính lương digiiC&B – nền tảng tính lương từ sự kết hợp giữa công ty tư vấn và các chuyên gia công nghệ. 

Tìm hiểu thêm về phần mềm tính lương digiiC&B

KPI là gì? Triển khai KPI hiệu quả.

 Chỉ số KPI là gì?

Chỉ số KPI

Nội dung [Hiện]

🔰KPI là gì?

“KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá hiệu suất trọng yếu, hay còn gọi là chỉ số KPI” – digiiTeamW. Chỉ số KPI là hệ thống chỉ số phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của công ty, bộ phận hay cá nhân. KPI thường được xây dựng theo phương pháp bảng điểm cân bằng (BSC).

Sunday, 17 October 2021

Top phần mềm nhân sự



Báo cáo Ưu tiên quản lý nguồn nhân lực trong tương lai của CG và Liên đoàn các Hiệp hội Quản trị Nhân sự Thế giới (WFPMA) 06/2021, cho biết:

“Đa số doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc số hóa Phòng nhân sự. Thách thức đang phải đối mặt chính là thực tế các nhân viên đã quen với trải nghiệm số mượt mà và giao diện trực quan với thiết bị công nghệ cá nhân của họ. Vậy nên họ cũng mong muốn có những thiết bị, công cụ hiện đại ở nơi làm việc.”

Vì vậy việc lựa chọn phần mềm nhân sự phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu nhưng lại phải thân thiện với người dùng đang là thách thức lớn với nhiều DN.

Phần mềm Quản lý Nhân sự (Phần mềm nhân sự) giúp DN xây dựng, triển khai chính sách và quản lý nhân sự thuận tiện. Từ đó, công ty sẽ xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, hiệu quả và phát triển. Do đó, triển khai phần mềm quản lý nhân sự sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệpBài viết dưới đây tổng hợp top 10 phần mềm quản lý nhân sự được tin dùng nhất 2021.